Kinh doanh theo quy định của pháp luật giúp tăng uy tín thương hiệu và khả năng thương mại. Đăng ký thành lập công ty là một bước trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Lĩnh vực cung cấp và thiết kế nội thất cũng không ngừng phát triển. Vì vậy điều kiện, thủ tục thành lập công ty thiết kế nội thất cần lưu ý những gì. ketoanvina.vn xin chia sẻ với bạn đọc những thông tin hữu ích để thành lập doanh nghiệp đúng quy định.
Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2020;
- Luật Đầu tư năm 2020;
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Công ty nội thất là gì ?
Thiết kế nội thất là một bộ phận bên trong của lĩnh vực kiến trúc, là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình tạo nên một công trình kiến trúc đẹp. Nói cách khác, thiết kế nội thất là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc, ánh sáng, thẩm mỹ kiến trúc, vật dụng trang trí và yếu tố tâm linh để tạo nên một môi trường sống và làm việc thoải mái.
Thành lập công ty nội thất là công ty chuyên sắp xếp nội thất một cách khoa học và hợp lý nhất, thiết kế và bố trí không gian nội thất trong nhà. Một công trình kiến trúc dù bề thế, hoành tráng đến đâu mà nội thất bên trong không hài hòa thì chất lượng coi như dở dang.
Chuẩn bị thông tin thành lập công ty thiết kế nội thất
Suy nghĩ và đặt tên công ty khi tiến hành đăng ký kinh doanh
Tên doanh nghiệp là một yếu tố vô cùng quan trọng và người kinh doanh phải dành nhiều thời gian để suy nghĩ về tên công ty và thương hiệu sẽ gắn bó với nó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tên doanh nghiệp không nên quá rườm rà, quá dài và không nhất thiết phải đại diện cho tất cả các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Lưu ý: Tra tên công ty trên cổng thông tin quốc gia để tránh trùng lặp.
Công ty trang trí nội thất nên để vốn điều lệ là bao nhiêu?
Việc đăng ký vốn điều lệ sẽ không phải chứng minh tài chính, vốn thực có nên doanh nghiệp có thể chủ động đăng ký số vốn phù hợp. Mức vốn điều lệ chỉ là căn cứ để xác định số thuế môn bài hàng năm. Vốn điều lệ dưới 10 tỷ sẽ đóng 2 triệu, trên 10 tỷ là 3 triệu / 1 năm
Nên chọn loại hình doanh nghiệp nào khi xin giấy phép kinh doanh?
Hiện nay, có hai loại hình doanh nghiệp phổ biến là công ty TNHH nội thất và công ty cổ phần nội thất. Là một doanh nghiệp mới thành lập, bạn nên cân nhắc lựa chọn loại hình phù hợp. Với công ty TNHH có thể thành lập công ty từ 1 thành viên trở lên, còn công ty cổ phần có từ 3 thành viên trở lên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp mà các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Thành viên của công ty có thể là tổ chức hoặc cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai người và tối đa không quá năm mươi người. Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Công ty cổ phần là công ty có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 (ba) cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của tổ chức trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
Cách chọn Địa chỉ Công ty
Phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp. Đặc biệt, công ty không được đặt trụ sở tại căn hộ, chung cư để ở, nếu là công trình hỗn hợp thì phải chứng minh nơi đặt trụ sở chính có chức năng là văn phòng;
Một số ngành liên quan có thể tham khảo khi đăng ký thành lập công ty nội thất
- 7410: Hoạt động thiết kế chuyên dụng. Chi tiết: Hoạt động thiết kế trang trí nội ngoại thất
- 4321: Lắp đặt hệ thống điện (trừ gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi mạ điện tại trụ sở).
- 4322: Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí (trừ lắp đặt thiết bị lạnh (tủ đông, kho lạnh, máy làm đá, điều hòa, máy làm lạnh nước) sử dụng môi chất lạnh R22 trong lĩnh vực chế biến thủy sản và trừ gia công cơ khí , tái chế phế thải, xi mạ điện tại văn phòng)
- 4329: Lắp đặt các hệ thống tòa nhà khác
- 4330: Hoàn thành công trình xây dựng
- 4390: Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác
- 4659: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
- 4101: Xây nhà để ở
- 4102: Xây nhà không ở
- 4211: Xây dựng công trình đường sắt
- 4212: Xây dựng công trình đường bộ
- 4221: Xây dựng công trình điện
- 4222: Xây dựng công trình cấp thoát nước
- 4223: Xây dựng công trình viễn thông và thông tin liên lạc
- 4229: Xây dựng công trình công cộng khác
- 4291: Xây dựng công trình thủy
- 4292: Xây dựng công trình mỏ
- 4293: Xây dựng công trình chế biến, chế tạo
- 4299: Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
- 4311: Phá dỡ
- 4312: Chuẩn bị mặt bằng
Điều kiện, hồ sơ thành lập công ty thiết kế nội thất
Điều kiện đăng ký công ty nội thất
Kinh doanh nội thất, thiết kế và thi công nội thất không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên chỉ cần đăng ký kinh doanh (xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) là có thể kinh doanh được.
Làm hồ sơ đăng ký công ty nội thất
- Hồ sơ thành lập bao gồm (Đơn đăng ký, điều lệ, danh sách thành viên, CMND)
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Sau ba đến năm (03-05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
Thủ tục sau khi được cấp giấy phép kinh doanh công ty thiết kế nội thất
- Mua chữ ký số và đăng ký tờ khai thuế trực tuyến
- Mua con dấu và công bố mẫu con dấu
- Đăng ký tài khoản ngân hàng và đăng ký nộp thuế điện tử
- Nộp tờ khai lệ phí môn bài và nộp lệ phí môn bài
- Khuyến nghị sử dụng hóa đơn điện tử và mua hóa đơn điện tử
Những vấn đề cần lưu ý sau khi thành lập công ty thiết kế nội thất
Công ty nội thất phải nộp những loại thuế, phí nào?
- Lệ phí cấp giấy phép
- Thuế giá trị gia tăng (VAT)
- Thuế thu nhập cá nhân thuế TNCN
- Thuế thu nhập doanh nghiệp TNDN
Khi nào nộp các loại thuế này
- Lệ phí môn bài: Mỗi năm doanh nghiệp nộp từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng tùy theo vốn điều lệ đăng ký của doanh nghiệp.
- Thuế GTGT: Doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ. Tổng số thuế GTGT của hóa đơn bán hàng – Tổng số thuế GTGT của hóa đơn đầu vào
- Thuế TNCN: Tùy thuộc vào thu nhập doanh nghiệp trả cho người lao động để xác định có phải nộp thuế hay không? Ví dụ, doanh nghiệp trong kỳ chi trả thu nhập của người lao động dưới 9 triệu đồng thì không phải nộp khoản thuế này.
- Thuế TNDN: Dựa trên tất cả doanh thu trừ đi các chi phí trên hóa đơn. Nếu có lãi thì nộp thuế TNDN trên phần lợi nhuận tạo ra
Nên có kế toán hoặc thuê kế toán để đảm bảo rằng việc khai thuế được khai một cách chính xác
- Hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật cần có kiến thức chuyên môn về kế toán, thuế, báo cáo tài chính và quyết toán thuế. Để đảm bảo rằng bạn không vi phạm pháp luật hoặc bị phạt, điều rất quan trọng đối với các doanh nghiệp là phải có một kế toán.
Đóng bảo hiểm cho nhân viên khi mở công ty nội thất
Gửi báo cáo tài chính và thống kê cho văn phòng thống kê
Lời kết
ketoanvina.vn là công ty tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập công ty thiết kế nội thất chuyên nghiệp và uy tín tại TP.HCM. Chúng tôi sẽ giúp bạn làm mọi thủ tục hồ sơ, bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian và công sức. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm, chúng tôi sẽ giúp bạn một cách tốt nhất.
Bài viết thuộc bản quyền của Kế Toán Vina. Mọi sự sao chép trích dẫn phải được sự đồng ý chấp thuận bằng văn bản hoặc ghi rõ nguồn ketoanvina.vn.